Tây Ninh: Tổ chức Lễ hội Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần thứ II
- Người viết: Vương Hậu Group lúc
- Tin tức Hoạt động
- - 0 Bình luận
Tưng bừng đêm khai mạc lễ hội văn hóa- du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần 2. Ảnh Nguyên Vỹ
Sau thời gian chuẩn bị, Lễ hội văn hóa - du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần 2 năm 2018 vừa khai mạc tối nay (ngày 20.12) tại huyện Trảng Bàng (Tây Ninh).
Sau khi nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, tỉnh đã tổ chức thành công “Lễ hội văn hóa - du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần I” vào năm 2016.
Các lò tráng bánh phơi sương được chuẩn bị kỳ công trước ngày khai mạc để nghệ nhân làm bánh trình diễn tại chỗ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Lễ hội trở thành sự kiện định kỳ 2 năm/1 lần, góp phần quảng bá sâu rộng và nâng giá trị của nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng.
Để có chiếc bánh ngon trước hết phải chọn được loại gạo tốt. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đặc trưng của bánh tráng phơi sương phải được tráng 2 lớp. Ảnh: Nguyên Vỹ
Lễ hội lần thứ 2 năm 2018 diễn ra từ ngày 20-25.12, là sự kiện văn hóa độc đáo của tỉnh Tây Ninh, có ý nghĩa thiết thực, không những trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, mà còn gắn kết với phát triển du lịch địa phương.
Bàn tay người thợ phải khéo léo, nhuần nhuyễn để tạo ra những chiến bánh mỏng, tròn đều và không vỡ rách. Ảnh: Nguyên Vỹ
Hớt bánh tráng ra vỉ tre để đem phơi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bánh tráng được đem ra phơi nắng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Sau khi phơi vừa phải, bánh được đem vào nướng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Phơi sương là công đoạn cuối cùng để hình chiếc bánh tráng phơi sương trứ danh. Ảnh: TFS.
Ở Tây Ninh, bánh tráng có nhiều loại khác nhau với các công thức chế biến khác nhau đem lại hương vị riêng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Lễ hội một lần nữa tôn vinh các nghệ nhân đang gìn giữ và phát huy các giá trị độc đáo của nghề làm bánh tráng phơi sương; đồng thời cũng là dịp tuyên truyền, vận động người dân về ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của nghề làm bánh tráng phơi sương, để từ đó tích cực tham gia gìn giữ, phát huy nghề đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là món ăn thường gắn liền với muối tôm... Ảnh: Nguyên Vỹ
... các loại rau sông, rau rừng cũng không thể thiếu khi ăn bánh tráng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp địa phương giới thiệu và quảng bá các thương hiệu ẩm thực là những đặc sản nổi tiếng, đa dạng của các vùng miền. Từ đó tạo động lực thúc đẩy ngành chế biến, sản xuất bánh tráng phơi sương từng bước trở thành thương hiệu Quốc gia và đặc sản đi đến thị trường ẩm thực quốc tế; tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của địa phương.
Nhiều bạn trẻ tỏ ra hào hứng khi được trải nghiệm ngay tại chỗ các công đoạn làm bánh.
Ông Nguyễn Hoàng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết bánh tráng phơi sương là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của tỉnh. Những năm qua, nghề làm bánh tráng luôn được tỉnh quan tâm nhằm duy trì và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.
Viết bình luận
Bình luận